DMCA.com Protection Status Xem chi tiết tại: https://lachongvien.hatenablog.com/

Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

Siêu công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam và mang tầm vóc số 1 khu vực ✅ 0965435666

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – Tứ phủ

tham khảo thêm: nghĩa trang lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822040535j:plain

Ở đồng bằng Bắc bộ có một loại hình Thờ Mẫu rất độc đáo và đang tồn tại khá phổ biến đối với người dân ở đây, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – Tứ phủ. Các vị Mẫu trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – Tứ phủ gồm có: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên (có lúc đồng nhất với Mẫu Liễu Hạnh), Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa.

Trong tâm thức người dân, từ xa xưa đã có sự tôn thờ người mẹ. Mẹ đem lại cho ta chỗ dựa bằng tấm lòng, vào cánh tay của mẹ. Trong rừng sâu những con thú rất dữ tợn, bạo tàn mà vẫn vâng lời mẹ Núi. Sóng, gió có thể hung dữ nhưng phải nghe theo lời mẹ Biển. Từ đó ra đời sự tôn thờ mẹ Rừng, mẹ Nước. Đã có hai mẹ của Rừng và Nước, vậy tại sao lại không có mẹ của Trời và đã xuất hiện thêm mẹ của Trời. Bà mẹ của Trời với chức năng quản lý cõi Thiên.

Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các “mẹ” trở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho mỗi bà một phủ, một tòa riêng. Tam tòa ở đây có thể hiểu theo ba cõi Trời, Non, Nước. Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ – Tam tòa Thánh Mẫu. Đây là thế giới quan dân giã của người Việt từ thời hoang sơ.

Khi có thêm một phủ mới là Địa phủ thì Tam phủ biến thành Tứ phủ, nhưng không rõ có từ khi nào.

Từ khi xuất hiện “Mẫu” cai quản từng miền vũ trụ hình thành thì bản thân nó đã chứa đựng những nhân tố về vũ trụ luận nguyên sơ thêm vào đó là các niềm tin. Từ đó các điện thờ được dựng lên (có nơi gọi là Tòa) và dần được sắp xếp thành hệ thống và gọi đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ – Tứ phủ hay Tam tòa tứ phủ.

 
Tam tòa Thánh Mẫu
Tam tòa Thánh Mẫu

“Mẫu” có quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Thiên Phủ (miền trời), Địa Phủ (miền đất), Thoải Phủ (Thủy Phủ – miền sông biển), Nhạc Phủ (miền rừng núi). Đứng đầu mỗi Phủ là một vị Thánh Mẫu tương ứng với: Mẫu Thượng Thiên – cai quản Thiên Phủ; Mẫu Địa (địa Tiên Thánh Mẫu) – cai quản Địa Phủ; Mẫu Thoải – cai quản Thoải Phủ và Mẫu Thượng Ngàn – cai quản Nhạc Phủ. Các Mẫu cai quản các miền vũ trụ có nhiều truyền thuyết, huyền thoại khác nhau.

Trong quá trình biến đổi, phát triển từ thờ Mẫu đến Mẫu Tam phủ rồi Tứ phủ, chúng ta chú ý tới giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, xã hội luôn có những biến động. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khó khăn, bên cạnh đó sự không ổn định là tình trạng chung cho cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội. Từ những lý do trên, người ta mong có một sức mạnh kỳ diệu để giải phóng con người ra khỏi chế độ phong kiến đang suy yếu, một xã hội rối loạn và các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên. Vì thế, họ cần có một Mẫu nữa, Mẫu này phải ở cõi nhân sinh mà sự hiện diện của bà ở khắp mọi nơi, mang tính phổ quát và gần gũi với những con người và họ mong muốn có một nhân vật Thánh Mẫu có thân phận như một người phụ nữ bình thường.

Vào khoảng thế kỷ 16, vừa là nhu cầu phát triển nội tại của thứ tín ngưỡng thờ Mẫu có từ trước, vừa là khát vọng của quần chúng nhân dân, vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa.

Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện ở thế kỷ 16, nhưng cho đến nay: “Chưa có tài liệu chính xác để khẳng định Tứ phủ có từ bao giờ”. Cũng có thể từ Tam phủ chuyển sang Tứ phủ là sự thể hiện tư duy trong dân gian, từ Tam phủ lên Tứ phủ cho đầy đủ về vũ trụ.

Điện thờ Liễu Hạnh công chúa ở Phủ Tây Hồ
Điện thờ Liễu Hạnh công chúa ở Phủ Tây Hồ

Sự xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nâng lên một trình độ cao hơn và toàn diện hơn. Chúng ta đều biết nếu như từ tín ngưỡng thờ Mẫu đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đã có một sự phát triển từ cụ thể lên phổ quát, thì từ tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ lại có sự phát triển ở chỗ tính phổ quát ấy được bổ sung bằng những quan niệm nhân sinh và vũ trụ, nó thể hiện tính hệ thống cao hơn, đặc biệt là trong những nghi thức, lễ hội.

Trong điện thần thờ Mẫu Tứ phủ, Mẫu Thượng Thiên đã bị lu mờ bên cạnh Mẫu Liễu Hạnh. Phải chăng Mẫu Thượng Thiên vì ở quá xa trên tận trời cao nên không gắn với nhu cầu thực tế, cuộc sống hàng ngày của người dân nên bị lãng quên. Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện đã kéo theo những thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ gần với đời thường, với trần gian.

Một điều đáng chú ý là đa số trong các điện thờ hiện nay chỉ có Tam Tòa Thánh Mẫu. Trong đó tượng Mẫu Liễu Hạnh được đặt ở giữa và hai bên là Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Không có tượng Mẫu Thượng Thiên là do theo quan niệm dân gian Mẫu Liễu Hạnh cũng vốn là con gái của Ngọc Hoàng. Có thể với lý do đó mà Mẫu Liễu Hạnh đồng thời là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Địa (địa Tiên Thánh Mẫu).

Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ lúc đầu là tín ngưỡng của người Việt ở Bắc Bộ, sau đó mở rộng ra khắp các vùng trong cả nước. Đến nay, đã ghi nhận hơn 250 di tích thờ cúng các nữ thần, trong đó số đông được gọi là Mẫu, Thánh Mẫu, Vương Mẫu, Quốc Mẫu.

 

Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống

tham khảo thêm: lac hong vien

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822040422j:plain

Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ rất sớm, nó đã tồn tại cùng chiều dài lịch sử của dân tộc. Vì vậy, nó có vai trò, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội:

1. Trong đời sống văn hóa, chính trị – xã hội

Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều người, các sinh hoạt tín ngưỡng thời gian trước đây diễn ra bán công khai, nay với chính sách tự do tín ngưỡng và tôn giáo của Nhà nước ta thì nó trở nên công khai hơn, tự do hơn. Chính vì thế, vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với chính trị – xã hội ngày càng lớn.

Thực tế cho thấy, nếu một số người trong chúng ta từ một cách nhìn nào đó coi sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu như một thứ trở lực xã hội gây hao tổn thì giờ, tiền bạc…mà đi đến bài trừ hoặc cấm đoán một cách thái quá loại hình tín ngưỡng dân gian này, có thể dẫn tới việc vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Ngược lại, nếu chúng ta để hiện tượng lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng và tôn giáo của Nhà nước ta để chống lại Nhà nước, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, hoạt động mê tín dị đoan thì điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống văn hóa – xã hội, dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Việc thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ cũng có những vai trò tích cực đối với cộng đồng, cho dù nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nhưng vẫn mang tính chất hiện thực. Thờ Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn hóa của tổ tiên ta là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và vai trò quan trọng của người phụ nữ luôn có vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội và trong đời sống cộng đồng. Có thể nói: “Người tiểu nông Bắc Bộ đã sử dụng tôn giáo tín ngưỡng truyền thống như chỗ dựa tinh thần không thể thiếu qua nhiều thế kỷ ”.

Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc dung nạp các tín ngưỡng, tôn giáo khác ở Việt Nam. Góp phần trong truyền thống hòa đồng các tôn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật,…đều phù hộ độ trì cho con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, còn có sự ảnh hưởng ngược lại đối với tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo,…

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò là liên kết tinh thần giữa những người có cùng một niềm tin vào các “Mẫu”, người ta có thể liên kết với nhau đôi lúc rất chặt chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ không cùng ý thức chính trị. Bởi vì, bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần mạnh mẽ. Sự cố kế ấy được nâng lên nhờ sự “linh thiêng” của các “Mẫu” và các thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở các vùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đoàn kết, cảm thông lẫn nhau một cách sâu sắc hơn giữa các thành phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được xem là có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nếu gạt bỏ những tiêu cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần đáng kể cho bản sắc văn hóa Việt Nam: Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục trong điện thần đều là nét độc đáo về văn hóa, nghệ thuật. Ngoài ra, bên cạnh hát chầu văn theo nhạc điệu còn có múa đồng. Đó là những di sản văn hóa dân tộc rất quý giá cần được đánh giá đúng mực, cần bảo tồn và phát triển.

2. Trong đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống.

Khi xã hội phát triển toàn diện thì cuộc sống của nhân dân lao động cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Trong đó, tín ngưỡng cũng trở nên không thể thiếu được đối với một bộ phận cư dân có nhu cầu trong đời sống tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một nhu cầu thuộc đời sống tinh thần của một số người.

Từ việc nghiên cứu khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ đã cho thấy vai trò của phần “lễ” và phần “hội” trong xã hội ngày nay là là rất to lớn. Ngoài việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc, nó còn lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa phương, có tính chất vùng miền…vốn có từ xa xưa do cha ông để lại cho con cháu sau này. Nó giúp cho thế hệ con cháu đời sau nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc, ca ngợi Mẹ khởi thủy, Mẹ dạy nghề. Bởi vì các Mẹ là anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc. Ý thức về cộng đồng cũng được củng cố thêm trong lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp của lễ hội là đề cao và khuyến khích chính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng được thể hiện qua các nhân vật được cử lễ. Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là tinh hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đấy mà thôi.

Tín ngưỡng thờ Mẫu còn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này. Ngoài ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất. Nó còn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội.

Biểu tượng của các Mẫu được thờ ở đồng bằng Bắc bộ bao giờ cũng mang một ý chí kiên cường, sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc ngoại xâm, thiên tai nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Vai trò và ảnh hưởng của tín ngưỡng và lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn được thể hiện qua cách ứng xử, tấm lòng, tâm hồn thật đẹp của các nhân vật được tôn thờ, nhất là những cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam là một biểu tượng cần được đề cao và luôn ghi nhớ.

Thực tế, khi một ai đó bước chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rằng đây là chốn linh thiêng. Cho nên, tín ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện và bản chất chân thành của con người vì họ muốn thể hiện sự tốt đẹp của mình trước những vị thần linh.

Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó thì người ta tin rằng với không gian và thời gian linh thiêng đó, mọi lời cầu xin sẽ được thiêng hóa vì đã có các thánh chứng giám. Họ tin vào điều đó, có thể đời họ chưa thực hiện được, nhưng đời con cháu họ sẽ đạt được. Trong chiều sâu tâm thức của con người, niềm tin đã đánh thức và thúc giục họ đến một nhu cầu hiện thực hóa những đối tượng họ tin dưới dạng lý tưởng nhất. Mặt khác, người Việt luôn tâm niệm rằng con cái được hưởng phúc từ người mẹ nên có câu “phúc đức tại mẫu”. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp một phần vào việc giáo dục và hướng con người đến với Chân – Thiện – Mỹ.

Hình ảnh người Mẹ trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là người Mẹ có công sinh thành và nuôi dưỡng đàn con:

Một lòng thờ Mẹ, kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Và tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục, truyền thống văn hóa đạo đức của người Việt Nam.

3. Trong quá trình hội nhập kinh tế và văn hóa

Chúng ta đã biết, giữa văn hóa với kinh tế- xã hội có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội”.

Với những định hướng trên, chúng ta đã đặt Việt Nam trong bối cảnh: “Thế giới đã bước vào nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, còn văn hóa không chỉ gắn với phát triển mà còn có khả năng điều tiết sự phát triển đúng hướng”.

Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đây cũng là điều kiện để cho sự tích hợp và phát huy mọi tiềm năng văn hóa tinh thần vốn có của dân tộc, là tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các vùng, miền trong và ngoài nước. Con người có cơ hội bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình, vừa được giao lưu tình cảm với cộng đồng… Nhưng xuất hiện cùng lúc này là hàng loạt vấn đề đặt ra do cơ chế thị trường đem lại.

Xu hướng “thương mại hóa” lại ảnh hưởng đến lễ hội dân gian của loại hình thờ Mẫu. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường còn bộc lộ đến một số người dân sở tại nơi có đền, phủ, miếu thờ Mẫu. Họ đến với Mẫu không còn xuất phát từ nhu cầu tâm linh mà bởi nhu cầu kinh tế.

Thực tế, trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang phát triển ở nước ta, hiện đang có nguy cơ lãng quên hoặc không quan tâm đến những giá trị của tín ngưỡng truyền thống, những sự kiện lịch sử của dân tộc mà ông, cha đã để lại. Đây là lúc cần phát huy vai trò, ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vào phần “lễ” và “hội” để mọi người cùng tham gia những lễ hội đó. Hạn chế những tác động và du nhập của văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng ngoại lai có hại cho sự phát triển văn hóa của dân tộc ta. Từ đó, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu và mọi người dân.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được thực hiện, nền kinh tế nước ta đã phần nào khởi sắc. Nhưng một hiện tượng khá nổi bật mà rất nhiều người quan tâm, ngay cả những quốc gia được coi là phát triển cũng không tránh khỏi đó là sự chênh lệch khá lớn giữa những người được coi là giàu có và những người còn quá nghèo. Sự bất bình đẳng đó thường ngày là khoảng cách giữa mọi người có thể tách biệt về thân phận, địa vị xã hội, các thành phần kinh tế… Nhưng với những người tin và đi theo tín ngưỡng thì khi vào đền, phủ, miếu, chùa đứng trước ban thờ, điện thờ, trước những làn khói hương thì mọi người đều bình đẳng, dân chủ, không có sự phân biệt.

Ảnh hưởng của Phật giáo với tục thờ cúng tổ tiên

tham khảo thêm: quán lạc viên lê hồng phong

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822035541j:plain

Triết lý nhân sinh của Phật giáo đã ảnh hưởng khá sâu đậm tới lối sống nếp nghĩ của người Việt. Phương châm “tự độ độ tha, tự giác giác tha” nhắc nhở con người sống không phải vì mình mà còn phải vì người khác trong cộng đồng. Cộng đồng có ý nghĩa nhất với mỗi con người là gia đình. Trong gia đình cha mẹ là người có công sinh thành dưỡng dục. Phận làm con phải biết thờ phụng cha mẹ, tổ tiên. Người Việt tin đạo Phật thể hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng việc:

Đêm đêm khấn nguyện Phật trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Ảnh hưởng Phật giáo trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt trước tiên được biểu hiện trong phương diện thời gian. Ngoài ngày kỵ nhật (ngày giỗ) hay trong nhà có chuyện vui buồn đột xuất hoặc những biến cố… người Việt đều tiến hành thờ cúng tổ tiên.

Cô dâu chú rể lễ gia tiên
Cô dâu chú rể lễ gia tiên

Về phương diện nghi lễ thì quy định bất thành văn nhưng được người Việt tuân thủ đó chính là khi tiến hành thờ cúng tổ tiên người Việt luôn khấn “Nam mô a dì đà Phật” ba lần sau đó mới khấn tổ tiên.

Về mặt nghi thức thì ảnh hưởng qua lại của Phật giáo và tục thờ cúng tổ tiên được biểu hiện ở hình thức cầu siêu hoặc rước chân nhang lên chùa. Sở dĩ thờ tục thờ cúng tổ tiên được người Việt vận dụng ảnh hưởng Phật giáo là do tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có một xuất phát điểm là hướng về cội nguồn. Khi đem Phật giáo vào tục thờ cúng tổ tiên và ngược lại là người Việt chỉ muốn tìm đến chỗ dựa tinh thần có tính chất hệ thống cho tâm linh của người đã khuất và người đang sống.

Ảnh hưởng của Nho giáo với tục thờ cúng tổ tiên

tham khảo thêm: lạc hồng viên phú thọ

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822035246j:plain

Cùng với Phật, Nho giáo đã ảnh hưởng khá lớn tới đời sống tinh thần trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nó ảnh hưởng trong cả một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Ảnh hưởng ấy được biểu hiện rõ trên hai phương diện: tục thờ cúng mang yếu tố cộng đồng và nó được biểu hiện ở những nghi thức thờ cúng và tang tế.

Sở dĩ người Việt chấp nhận Nho giáo vào tục thờ cúng tổ tiên của mình là bởi vì ý thức cội nguồn trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, mối giao hòa tâm linh trong niềm tôn kính và tiếc thương cao độ với người đã khuất khi gặp trong Nho giáo chữ “hiếu, kính, nhân”… Và khi thâu tóm Nho giáo vào lĩnh vực này người Việt đã tìm đến chỗ dựa tinh thần, hành động.

Đạo thờ phụng cha mẹ trong Nho giáo
Hình vẽ trong Hiếu Kinh của Nho giáo kể về đạo thờ phụng cha mẹ vào thời Tống

Nội dung và nghi lễ thờ cúng của người Việt mang đậm tinh thần Nho giáo. Bị thẩm thấu và khúc xạ qua yếu tố văn hóa bản địa, tinh thần Nho giáo và sự biến đổi phù hợp với tâm thức người đọc. Người Việt thờ cúng tổ tiên không khiên cưỡng nặng nề mà nó mang tính dung dị, đời thường giàu tính thực tiễn. Ở những gia đình không có con trai con gái được quyền thừa tự, được phần hương hỏa để thờ cúng tổ tiên. Trong dân gian lưu truyền câu ca đề cao tính bình đẳng của người phụ nữ trong việc thờ cúng:

Phụ mẫu em cũng như phụ mẫu chàng
Hai bên phụ mẫu tạc bốn chữ vàng thờ chung.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt xuất phát từ ý muốn thực hiện lời dạy của Khổng Tử, lấy chữ “hiếu” làm đầu. Khổng Tử viết: “Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi giã”.

 

Nghĩa là: Kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc đã chết như khi đang còn sống, lúc mất rồi cũng như lúc còn sống, ấy là hiếu đến rất mực vậy (Trung dung).

Chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc song tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn có nét đặc thù mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Văn khấn khi cúng Giỗ tổ tiên

tham khảo thêm: đồi thổ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822035022j:plain

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của Tổ Tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đình mời họ hàng gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất.

Theo tục xưa:

– Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo
– Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ
– Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo
– Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ
– Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo
– Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ
– Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ
– Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội
– Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội
Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

Những bài văn khấn cúng giỗ tổ tiên:

 

1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu

2. Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Đầu

3. Văn khấn gia tiên ngày giỗ thường

Những ngôi chùa nổi tiếng về cầu con ở Việt Nam

tham khảo thêm: công viên lạc hồng thành phố mỹ tho tiền giang

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822034622j:plain

Trước khi điểm danh những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu con ở Việt Nam chúng ta cần tìm hiểu xem liệu việc cầu con có thực sự linh nghiệm hay nó mang một ý nghĩa như thế nào?

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Thường chúng ta cũng nửa tin nửa ngờ về những việc tâm linh cầu con này. Có những người lại tin tưởng một cách tuyệt đối còn có những người lại không tin nhưng do những góp ý của gia đình, người thân, bạn bè… thì phấn lớn những gia đình hiếm muộn đường con cái đều tìm đến những nơi có tiếng là linh thiêng để cầu nguyện bề trên phù hộ cho họ có được con cái. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống. Nên việc đến các điểm mà mình tin là linh thiêng để cầu con trước tiên là hướng chính chúng ta tới cái chân thiện mỹ và sau đó là giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin về việc chúng ta mong muốn có được.

Chúng tôi viết bài này không hề cổ vũ cho việc hoàn toàn tin vào tâm linh mà đi ngược lại sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc chữa trị vô sinh, hiếm muộn. Những địa điểm nêu bên dưới ít nhiều có thể giúp các bạn thêm niềm tin để sớm có được thành quả của hôn nhân giúp gia đình vui vẻ và êm ấm.

PGS.TS.Ninh Văn Minh (Trưởng khoa Sản – bệnh viện Đại học Y Thái Bình) cho biết “Cầu con chỉ là liệu pháp tâm lý điều trị hiếm muộn

sau đây là danh sách “Những ngôi chùa nổi tiếng về cầu con ở Việt Nam” được nhiều người tin tưởng.

 

1: Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

Điều gì làm nên một chùa Hương say đắm lòng người
Điều gì làm nên một chùa Hương say đắm lòng người

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh được nhiều người tin tưởng để cầu sức khỏe, công danh, tài lộc… và cũng là 1 trong số những điểm hiếm hoi để cầu con ở Miền Bắc. Nhưng để cầu con ở chùa Hương cũng có những quy tắc cụ thể và trình tự đi cầu tự. chúng tôi có một bài viết riêng về ” Quy trình đi cầu tự ở chùa Hương “. Bài viết giới thiệu rất cụ thể về việc cầu tự ở đây như: Địa điểm, lễ vật, cách hành lễ ….

2: Đền Sình ở Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.

3: Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.

4: Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.

5: Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

Những ngôi chùa nổi tiếng về cầu con ở Việt Nam

tham khảo thêm: tân lạc viên lê hồng phong

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822034258j:plain

Trước khi điểm danh những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu con ở Việt Nam chúng ta cần tìm hiểu xem liệu việc cầu con có thực sự linh nghiệm hay nó mang một ý nghĩa như thế nào?

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Thường chúng ta cũng nửa tin nửa ngờ về những việc tâm linh cầu con này. Có những người lại tin tưởng một cách tuyệt đối còn có những người lại không tin nhưng do những góp ý của gia đình, người thân, bạn bè… thì phấn lớn những gia đình hiếm muộn đường con cái đều tìm đến những nơi có tiếng là linh thiêng để cầu nguyện bề trên phù hộ cho họ có được con cái. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống. Nên việc đến các điểm mà mình tin là linh thiêng để cầu con trước tiên là hướng chính chúng ta tới cái chân thiện mỹ và sau đó là giúp chúng ta củng cố thêm niềm tin về việc chúng ta mong muốn có được.

Chúng tôi viết bài này không hề cổ vũ cho việc hoàn toàn tin vào tâm linh mà đi ngược lại sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc chữa trị vô sinh, hiếm muộn. Những địa điểm nêu bên dưới ít nhiều có thể giúp các bạn thêm niềm tin để sớm có được thành quả của hôn nhân giúp gia đình vui vẻ và êm ấm.

PGS.TS.Ninh Văn Minh (Trưởng khoa Sản – bệnh viện Đại học Y Thái Bình) cho biết “Cầu con chỉ là liệu pháp tâm lý điều trị hiếm muộn

sau đây là danh sách “Những ngôi chùa nổi tiếng về cầu con ở Việt Nam” được nhiều người tin tưởng.

 

1: Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

Điều gì làm nên một chùa Hương say đắm lòng người
Điều gì làm nên một chùa Hương say đắm lòng người

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh được nhiều người tin tưởng để cầu sức khỏe, công danh, tài lộc… và cũng là 1 trong số những điểm hiếm hoi để cầu con ở Miền Bắc. Nhưng để cầu con ở chùa Hương cũng có những quy tắc cụ thể và trình tự đi cầu tự. chúng tôi có một bài viết riêng về ” Quy trình đi cầu tự ở chùa Hương “. Bài viết giới thiệu rất cụ thể về việc cầu tự ở đây như: Địa điểm, lễ vật, cách hành lễ ….

2: Đền Sình ở Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.

3: Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.

4: Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.

5: Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

Nguyên tắc khi bốc bát hương thờ cúng

tham khảo thêm: nguyễn mạnh tuyền lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822034102j:plain

Trên ban thờ của bất kỳ gia đình nào hay ban thờ ở những nơi thờ cúng linh thiêng như đền, chùa, miếu,…luôn có một lư hương đặt ở chính giữa ban thờ. Việc đặt lư hương khi thờ cúng không phải là chuyện đơn giản, cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định.

CHUẨN BỊ KHI LẬP LƯ HƯƠNG

Khi lập một lư hương (bát hương) để thờ cúng, thì phải chuẩn bị:

1. Một lư hương phù hợp về thẩm mỹ (có người thích họa tiết trang trí xung quanh lư hương là màu vàng, có người lại thích màu xanh, người có điều kiện kinh tế thì chọn bát hương bằng đồng, bằng ngọc…). Bát hương phải phù hợp với không gian nơi thờ cúng (ban thờ nhỏ thì lư hương không nên to quá, hoặc ban thờ to thì bát hương không nên bé quá).

2. Tro: dùng rơm sạch hoặc trấu (vỏ lúa) để đốt lấy tro đều được.

3. Bài vị + giấy trang kim

 

4. Bát Bảo hoặc Ngọc Bội, Ngọc Trai.

5. Tiền xu, vàng lá, tiền giấy thật.

6. Hương thơm

Ý NGHĨA CỦA BÁT HƯƠNG

Tro là hành thổ có tính thu nhiếp, nuôi dưỡng, sản sinh, biến hóa. Trong ngũ hành, thống lĩnh quần hùng. Câu nói “Nhất Thủy nhì Hỏa” cũng chính là ý này. Nhưng Hỏa còn bị thổ thu nhiếp (vì Hỏa sinh Thổ). Thủy còn bị Thổ khống chế (Thổ lại khắc Thủy). Bởi vậy nên Thổ được coi là biểu tượng sức mạnh thu, phát năng lượng.

Bàn thờ gia tiên
Bàn thờ gia tiên

Tro dùng để lập bát hương phải là được tạo thành từ những nhiên liệu đốt cháy được biến hóa thành, trong trạng thái tơi, xốp, mịn, thơm và sạch sẽ. Như vậy, theo đó thì không thể dùng gạo hoặc là cát, để cho vào trong bát hương.

Trong cõi tâm linh thì:

– Lư hương: chính là kết cấu của một ngôi nhà
– Tro: là thành phần nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh
– Bài vị + giấy trang kim: là nơi thờ cúng ở trong ngôi nhà đó
– Bát bảo (không phải là Thất bảo) là các đồ tự khí trên bàn thờ
– Tiền xu, vàng lá, tiền giấy thật: là các đồ lễ phẩm ở trên ban thờ
– Hương thơm để kết nối đường truyền tâm linh
– Đọc Pháp chú: để triệu thỉnh người được thờ phụng về chứng giám và ám nhập (thì mới có linh ứng)

Như vậy ta có thể hiểu rằng lư hương giống như một ngôi nhà dành cho người cõi âm, mà các đồ vật ta đặt vào trong lư hương đó có ý nghĩa như đã nói ở trên. Ta cũng hiểu rằng người không có pháp thì không thể tự mình lập lư hương được (dẫu có thành tâm đến mấy cũng vậy thôi). Một khi đã lập lư hương không có pháp thì chỉ chiêu ma, gọi quỷ, không bao giờ linh ứng, không khi nào gia chủ được yên ổn.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt được ngoại trừ, tức là người không có pháp lập lư hương vẫn được linh ứng. Ví dụ: Người được Bồ Tát, Thánh, Thần, Cửu huyền thất tổ, báo mộng, chỉ dẫn cho cách lập bát hương…

Bàn thờ có nhiều bát hương
Ban thờ có thể có nhiều bát hương

Trong lư hương có thể có một hoặc nhiều bài vị, ý nghĩa giống như trong nhà có đặt nhiều ban thờ. Bài vị thờ ai trong lư hương thì người đó thường xuyên giáng phó linh sàng. Người chỉ được khấn Nôm mời về không có bài vị thì giống như vị khách được mời, đến rồi đi, không ở lại.

Hiểu được nguyên tắc lập lư hương, đối với người làm thầy thì giúp cho chúng sanh bá tánh tạo lập được nhiều công đức (vì bát hương linh ứng). Người bình thường nhờ am hiểu luật giới cõi âm mà nếu có mời thầy về lập lại lư hương cho gia đình, cũng biết đâu là thầy có năng lực, đâu là thầy bà tào lao vô đức, vô năng.

Vì sao tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn ?

tham khảo thêm: thông tin về lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822033855j:plain

Người Việt xưa tin rằng, tùy theo nghiệp lực khi người còn sống đã làm mà sau khi chết đi thì linh hồn sẽ được đầu thai sang kiếp khác hoặc bị đày xuống địa ngục, thậm chí thành quỷ đói lang thang. Cũng theo quan niệm từ xưa, con người dù đã gây ra những tội lỗi gì thì trong quá trình phải gánh chịu sự trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để giảm bớt khổ cực và đau đớn…

Thời phong kiến ngày đức vua đăng cơ lên làm hoàng đế thì thường ban lệnh ân xá cho những kẻ phạm tội được giảm bớt thời gian chịu phạt hoặc nếu tội nhẹ có thể được trở về đoàn viên với gia đình. Ngày nay thời điểm đặc xá thường là những ngày có sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước do chủ tịch nước ký quyết định.

Đối với cõi âm, ngày xá tội được gọi đầy đủ là xá tội vong nhân, bởi dân gian cho rằng những vong hồn còn lang bạt nơi trần gian chưa về được với cõi âm sẽ được bắc cầu cho siêu độ. Có quan điểm cho rằng đó là ngày Diêm Vương mở cửa địa ngục để cho các linh hồn được siêu thoát, về cõi trời để được tái sinh.

Mâm lễ cúng chúng sinh
Mâm lễ cúng chúng sinh

NGUỒN GỐC CỦA VIỆC CÚNG CÔ HỒN

Theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh” thì việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên).

Vào một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được vãng sanh về cõi trên”.

 

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Ðiều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đã trình bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”, về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành “tha tội cho tất cả những người chết”. Vì vậy, ngày nay mới có câu: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

Đốt vàng mã cho người chết
Đốt vàng mã cho người chết

Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Theo truyền thuyết dân gian, Diêm Vương cai quản địa ngục sẽ mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm. Do đó, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CÚNG CÔ HỒN

Như vậy, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao cả trong văn hóa người Việt.

Cúng cô hồn
Cúng cô hồn trên đường Láng, Hà Nội

Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối… Cũng không ít người cho rằng tháng này đen đủi (nhất là những người làm kinh doanh) thì không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới, khởi công, khai trương,… Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. GS. TS Phạm Đức Dương – chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ rằng: “Mọi người có thể có được đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt”.

Các bạn nên phân biệt rõ lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan vì dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm tháng 7 âm lịch nhưng lễ Vu Lan báo hiếu là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.

Phật tử không nên đốt vàng mã

tham khảo thêm: giá đất tại lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822033531j:plain

Trong sinh hoạt Phật giáo, nhiều chùa đã vận động Phật tử nói không với vàng mã, trong khi đó, có nhiều vị thầy đã quyết liệt thay đổi thói quen đốt vàng mã của tín đồ như TT.Thích Trực Giáo (Q.4, TP.HCM), TT.Thích Duy Trấn (chùa Liên Hoa, Q.11), TT.Thích Thanh Định (chùa Từ Xuyên, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình)…

Các vị thầy nói trên nêu rõ, đốt vàng mã là tập tục không theo tinh thần nhà Phật; các vị khuyến khích Phật tử để tiền mua vàng mã ấy làm từ thiện. Như chùa Từ Xuyên chẳng hạn, Thượng tọa Thanh Định còn lập hẳn một hòm công đức mang tên “không đốt vàng mã để làm từ thiện” và dùng tiền đó giúp dân xây nhà, tặng quà cho người nghèo.

Phật tử làm từ thiện
Phật tử hoan hỷ bỏ tiền vào “hòm không đốt vàng mã” để làm từ thiện tại chùa Hưng Long

Ở chùa Liên Hoa, đường Thái Phiên (Q.11, TP.HCM), trước cửa chùa còn có bảng thông báo: “Không cần đốt giấy tiền vàng mã, mà chỉ cần lời kinh, tiếng kệ để hồi hướng. Vì người quá cố không thể thừa hưởng số giấy tiền vàng mã do con cháu đốt cho”.

Trong nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, trong khuôn khổ tuyên truyền về “Nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN Q.4 tổ chức, TT.Thích Trực Giáo cho biết: “Tập tục đốt vàng mã, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã tồn tại cho đến tận ngày nay. Nhìn chung, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng người sống nghĩ đến người đã khuất, điều đó thật đáng trân trọng. Nhưng trong một xã hội văn minh, tập tục lạc hậu này không còn phù hợp nữa, nên hãy cùng nhau có cái nhìn nhận đúng và chung tay góp phần xây dựng một thành phố xanh – sạch – đẹp qua hành động không rải vàng mã khi đưa tang”.

Việc nghĩ tới người đã khuất theo tinh thần Phật giáo có nhiều việc làm thiết thực hơn như ăn chay, sống thiện lành, làm từ thiện, giúp người bớt khổ… thì ý nghĩa nhớ ơn ấy mới thực sự tích cực. Còn đốt vàng mã là tục “xưa bày nay bắt chước”, không làm thì thấy không yên tâm nên không dám bỏ, nhiều người làm mà không hiểu ý nghĩa, thậm chí ngộ nhận tính chất của việc làm này là cần thiết, là đúng, trong khi phí tiền vô ích mà không biết. Không chỉ việc đốt vàng mã không mang lại giá trị gì cho người đã khuất mà việc làm đó còn ảnh hưởng tới người đang sống, trong đó có lãng phí và ô nhiễm môi trường.

 

Thử tưởng tượng, hàng chục ngàn tấn vàng mã bị đốt mỗi năm với hàng tỷ đồng chi phí cho việc này thì sẽ thấy sự lãng phí và ô nhiễm môi trường gây ra lớn tới mức nào.

Do vậy, là một Phật tử, tôi hoàn toàn tán đồng và thực hiện việc nói không với vàng mã, để tiền đó làm từ thiện như phát biểu của HT.Thích Thiện Tánh (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN) trên báo Tuổi Trẻ ngày 5-10-2015.

Đồng thời, tôi cũng tâm đắc với ý kiến của TT.Thích Thanh Định phát biểu ngày 30-6-2015 (15-5-Ất Mùi) tại chùa Hưng Long (thôn Hưng Quan, Trọng Quan, Đông Hưng, Thái Bình), trong lễ ra mắt “hòm không đốt vàng mã” của chùa này: “Cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì sự ham muốn của con người ngày càng lớn, dẫn đến chỗ hủy diệt môi trường. Do ham muốn nên có mong cầu, mê tín. Do đời sống nâng được cao, việc đốt vàng mã ngày càng nhiều mà không được lợi ích”.

Theo TT.Thanh Định, người học Phật cần ngược dòng thế tục, làm điều tốt đẹp mà người khác không làm được. Đức Phật đã dạy những gì người khác không bỏ được mà mình bỏ được là điều khó. Đồng thời, Ngài cũng dạy không nên tin theo, làm theo phong tục tập quán mù mờ mà chỉ tin và làm những gì thật sự có lợi ích…

Nếu quý vị còn chưa thấy thỏa, vui lòng đọc tiếp bài này: Đốt vàng mã người chết có nhận được không?