DMCA.com Protection Status Xem chi tiết tại: https://lachongvien.hatenablog.com/

Nghĩa trang Lạc Hồng Viên

Siêu công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam và mang tầm vóc số 1 khu vực ✅ 0965435666

Tiền chủ

tham khảo thêm: mộ đơn lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043906j:plain

Tiền chủ là người ở trước tiên rồi chết trong ngôi nhà này. Ngôi nhà qua thời gian, theo mọi sự biến cố mà lưu chuyển từ gia chủ nọ tới gia chủ kia. Ai có tiền thì tậu nhà, không có tiền lại bán. Ở dương thì vậy, nhưng tại cõi âm, người tiền chủ vẫn nhớ ngôi nhà của mình, nên thỉnh thoảng đi lại thăm nom, coi những chủ sau không thực sự là chủ ngôi nhà.
Gia chủ không muốn bị vong hồn người tiền chủ quấy rối, thì phải lập bàn thờ tiền chủ.

Bàn thờ tiền chủ
Bàn thờ tiền chủ

Bàn thờ tiền chủ

Bàn thờ tiền chủ thường xây ở ngoài sân, gồm một cột trụ cao hơn đầu người, mé trên xây rộng ra thành một bàn thờ, trông giống như một chiếc ngai, có thành ở đằng sau và hai bên. Trên bàn thờ này có đặt một bát hương. Không có bài vị, vì không ai biết tên tiền chủ là gì. Khi cúng chỉ cần khấn bản gia tiền chủ là đủ. Còn nhiều người đi xem bói, được thầy bói gieo quẻ nói cho biết họ tên tiền chủ khi cúng có khấn thêm, nhưng bao giờ cũng khấn rõ là tiền chủ ngôi nhà.
Người ta cúng tiền chủ vào những ngày Rằm, mồng Một, giỗ tết. Đồ lễ cúng giống như đồ lễ cúng Thổ công. Đôi khi trong nhà có điều gì không ổn, người ta cũng cúng khấn tiền chủ để cầu sự bình yên.

Đức Thánh quan

tham khảo thêm: mộ đôi lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043751j:plain

Đức Thánh quan - Quan Vân Trường
Đức Thánh quan – Quan Vân Trường

Là Quan Vân Trường đời Tam Quốc (Trung Quốc), một người theo sử sách, lúc sinh thời rất trung trực lúc chết đã hiển thánh. Trên bàn thờ có tượng hoặc bức tranh của ngài.

Bức tranh thựờng vẽ ngài ngồi giữa, bên phải là Quan Bình, con nuôi, và bên trái là Châu Xương, gia tướng trung thành. Trước bức tranh để bát hương với các đài để trầu rượu… chiếc mâm bồng để các đồ lễ cúng vái

Tín ngưỡng thờ cúng thần Hổ của người Việt

tham khảo thêm: mộ gia đình nhỏ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043651j:plain

Trong quan niệm của người phương Đông, hổ là một con vật linh thiêng, thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người đi đến chân, thiện, mỹ. Sự tích thờ thần hổ rất đa dạng mỗi vùng, mỗi dân tộc có sự tích thần hổ khác nhau, nhưng chung quy đều thể hiện con hổ có chức năng trừ tà ma, biểu thị cho quyền uy và sức mạnh.

SỰ TÍCH THỜ THẦN HỔ

Sự tích thờ thần hổ còn lưu truyền nhiều ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh như sau:

Vào thời An Dương Vương, người Việt còn đóng khố, cởi trần, định cư ở vùng đồng bằng và trung du, làm nghề nông và săn bắn. Ở làng nọ có một ông lão nhà nghèo, quanh năm vất vả mà vẫn không đủ ăn, không làm được nhà ở, ông phải lên rừng đốn nứa đem về làm bè và dựng thành lều ở trên sông Lam, ngày ngày tảo tần đơm đó và đưa đò để kiếm sống. Vùng này có nhiều hổ dữ, chúng thường bắt người ăn thịt. Một hôm có đoàn người đi lên rừng làm rẫy, gặp 5 con hổ đang ngồi rình trên hòn đá ven đường, chờ người đi qua để bắt. Ông lão đang chống bè trên sông trông thấy, liền kêu lớn cho đoàn người quay lại. Nghe tiếng động, hổ liền đuổi theo, bắt được một người và xé xác ăn thịt. Người xấu số đó lại chính lại cha ông lão chèo đò.

Lần khác, ông lão chèo bè đang đi trên sông thì có một con hổ xám chờ ông lão đến gần, nhảy xuống bè bắt ông. Nào ngờ, bè nứa bị choãi ra và một chân sau của hổ bị kẹp chặt lại. Hổ càng giãy thì chân sau càng lún sâu xuống và bị nứa cứa rách da thịt máu chảy đầm đìa. Hổ đau đớn gầm lên náo động cả khu rừng, muông thú đều hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Trong khi đó, ông lão hết sức bình thản, một tay cầm con dao, một tay cầm bó đuốc đến bên con hổ và nói: “Nhà ngươi dòng dõi ờ trên thượng giới, xuống hạ giới sinh sống, sao lại bắt con người để ăn thịt? Ta đã già yếu, xin hiến thân cho ông và xin từ nay trở đi ông đừng giết hại con người nữa”. Nói đoạn, ông cầm dao chặt cây nẹp bè cho bung nứa ra và lấy tro thấm dầu bôi cho cầm máu. Hổ cảm kích, hai chân sau quỳ xuống, hai chân trước đồng chầu cảm tạ hồi lâu, rồi mới chạy vào rừng.

Nhưng rồi, hồ xám vẫn thường lui tới ven đường, nơi có người qua lại để bắt ăn thịt. Một hôm, hổ xám vồ trúng ông lão đang đi đò. Khi kéo xác lên bờ, mới nhận ra là ân nhân của mình. Hổ hối hận, kêu gào ầm ĩ cả khu rừng. Sáng hôm Sau, dân làng đi làm, thấy xác ông lão bên đường và nhìn dấu vết biết là ông bị hổ vồ. Dân làng thương xót, chôn cất từ tế và tôn ông làm thần thổ địa của làng. Đêm đêm, con hổ xám về chầu trước mộ ông, kêu khóc thảm thiết và cuối cùng gục chết, hóa thành hòn đá bên mộ. Từ đó, các loài muông thú không đến phá hoại và dân làng làm ăn trúng mùa liên tiếp. Đặc biệt, hổ xám được dân làng thờ cúng và tôn là ông hổ Thần hổ, ông Ba mươi ông Năm dinh (những con hổ đá đặt ở đền chùa, miếu đều nằm trong thế quỳ, miệng há rộng và nhắc lại sự tích trên).

 

Trong những di tích ở Việt Nam người ta tìm thấy con hổ đá sớm nhất từ thời Trần với con hổ được thể hiện trên chiếc nhang án tại chùa Xuân Lũng (Phú Thọ). Đến thời hậu Lê con hổ xuất hiện ở lăng mộ Lê Lợi (Lam Kinh) – đó là con hổ ngồi dưới dạng rụt cổ, vai u như đang làm nhiệm vụ canh gác và giữ của cho người chết.

Đến khi Nho giáo phát triển, hổ được chạm khắc trên các công trình kiến trúc và thể hiện cho những người thi cử đỗ đạt với cụm từ thường gọi “Bảng hổ danh đề”. Trên bức bình phong tại cổng các đền chùa, người ta thường đắp con hổ đang bước xuống những bậc đá gập ghềnh. Với tư thế đó, hổ là hiện thân của âm cung, biểu hiện cho sức mạnh thế giới Diêm Vương và kiểm soát linh hồn khách hành hương. Người ta còn thờ Ngũ hổ để tượng trưng cho 5 phương: Hoàng hổ ở giữa gọi là Trung phương, Xích hổ là phương Nam, Lục hổ là phương Đông, Bạch hổ là phương Tây và Hắc hổ là phương Bắc. Tất cả đều mang ý nghĩa cầu mưa và cầu cho mọi sự sinh sôi, phát triển. Cũng có những nơi vào tối 30 Tết, người ta thường dùng vôi trắng vẽ hình hổ phục ở 4 góc sân nhà nhằm trừ đuổi tà ma, quỷ quái, cầu cho mọi người được khỏe mạnh, bình an, chăn nuôi, trồng trọt đều hanh thông, phát đạt.

Trong nhiều gia đình, người ta thường thờ thần Bạch Hổ, hoặc thần Ngũ Hổ, tức là năm thần Hổ năm sắc. Bàn thờ thường lập một nơi riêng, nhiều khi là ở một chiếc bàn xây ngoài sân, hay chiếc miếu xây ở ngoài vườn đối với những gia đình ở gần chân núi.

Bàn thờ Bạch hổ ở chùa Ông Bổn (Sóc Trăng)
Bàn thờ Bạch hổ ở chùa Ông Bổn (Sóc Trăng)

Cúng Thần Hổ cũng cúng vào những ngày sóc vọng hoặc trong nhà có công việc gì cáo với gia tiên. Việc thờ cúng thần Hổ ngoài trầu rượu phải cúng mặn, phải dùng thịt sống hay trứng sống làm đồ lễ.

 
 

Sơn thần (thần núi) là gì?

tham khảo thêm: mộ gia đình lớn lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043535j:plain

Thần Núi (Sơn Thần) hoặc có tên là Cao Sơn đại vương hoặc là đức Thượng Ngàn thường hiện hình là những ông già tóc bạc. Cũng như thần Đất, số lượng thần Núi khá nhiều. Mỗi thần cai quản một dãy núi lớn bao gồm cả những núi con, ví dụ dãy núi Ba Vì thì có Tản Viên sơn thần, cụm núi Hồng Lĩnh thì có Hồng Lĩnh sơn thần…Oai quyền của thần cũng rất to mặc dầu chỉ trong phạm vi đất đai của mình. Mọi thú vật cây cối đều thuộc dưới quyền của thần.

Truyền thuyết về thần núi

Có lần có người bị cọp tha mất mẹ. Anh ta đau đớn vô cùng bèn xin với thần Núi bắt hộ. Quả nhiên thần bắt ngay con cọp đó trói vào một gốc cây bằng những sợi dây vô hình để cho người con mất mẹ kia đến trả thù.

Thần Núi có lúc theo người đi đánh giặc, giúp người thắng quân thù như thần Núi Đồn Cổ, thần núi Tản Viên,…cho nên cũng có khi gọi là thần Chiến tranh.

Giữa thần Đất và thần Núi thì rất hòa thuận với nhau nhưng giữa thần Núi với thần Nước thì hay xảy ra xung đột như trận đánh nhau giữa thần núi Tản Viên và Thuỷ Tinh.

Có thần Núi được Ngọc Hoàng cho giữ khí tinh anh của các bậc anh hùng hào kiệt như thần Núi Kim Nhan ở Nghệ An. Mỗi lần có bậc anh hùng hào kiệt chết thì thần Núi ra mở cửa đón chờ. Khí tinh anh của họ là một vệt sáng trông như tấm lụa hoặc như mui xe, màu đỏ đào rực cả trời. Khi đã bay vào xong, thần Núi ấy đóng cửa lại sầm một tiếng như tiếng sấm nổ.

 

Có thần Núi được Ngọc Hoàng cho giữ của cải vàng bạc hay đồng…Người ta, trừ khi thần cho không kể, còn thì khó lòng mà được hưởng những của đó. Người ta thường kể chuyện ở núi Kim Âu cứ như bây giờ thuộc về Thanh Hóa, Ngọc Hoàng có đặt một cái chum trên miệng có nắp. Trong đó Ngọc Hoàng chứa toàn vàng khối, tuy bị đậy kín mà đêm đêm vẫn còn ánh ra sáng rực. Ngọc Hoàng sai thần Núi ở lại canh giữ và ra lệnh cửa đó chỉ để dành thưởng cho gia đình nào một chồng một vợ mà lần lượt đẻ được 10 người con trai sống toàn vẹn. Gia đình nào có như thế thì chỉ có việc đem 10 người con lên núi khiêng nắp lọ ra mà lấy vàng. Thần Núi sẽ để cho lấy một cách dễ dàng vô cùng. Còn như nếu không đúng thì dù có thiên binh vạn mã cũng đừng có hòng cạy được nắp chum ấy ra.

Từ thượng cổ tới nay chưa có ai là kẻ làm chủ được số vàng ấy của Ngọc Hoàng. Tương truyền đời chúa Trịnh có hai vợ chồng nhà nọ sinh được 10 người con trai. Chúa nghe tin ấy sai lính gọi gia đình ấy lên núi thử mở nắp chum xem có nghiệm hay không. Nhưng khi họ mó tay vào thì chỉ thấy 9 góc có hé lên được một tí còn một góc thì nặng chịt xuống cố sức mấy cũng không nổi, đành phải thôi. Chúa Trịnh cho là thần Núi tiếc của. Nhưng sau có người cáo giác là nhà ấy chỉ có 9 người là con đẻ còn một người là con nuôi. Chúa có làm hay câu thơ:

Của trời mới biết là thiêng thật
Không chịu cho người có chín con.

Những gia đình ở vùng núi non, nhà nào cũng có bàn thờ Sơn thần tại nhà. Vừa là để tiện cho việc cúng lễ, và cũng là để mong được Sơn thần che trở, phù hộ.

Tượng Sơn thần đường lên chùa Hinh Bồng (Quần thể di tích chùa Hương)
Tượng Sơn thần đường lên chùa Hinh Bồng (Quần thể di tích chùa Hương)

Bàn thờ Sơn thần được thiết lập tại một chiếc bàn riêng, thường xây ở vườn về phía chân núi. Bàn thờ không có bài vị, chỉ có bát hương và các đồ thờ khác. Những chiếc ban thờ được xây, thường bên trên thờ Sơn thần bên dưới thờ thần Hổ.

Mộc tinh là gì? Tại sao phải thờ mộc tinh?

tham khảo thêm: mộ gia tộc lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043446j:plain

Mộc tinh là tinh của những cây lớn mọc ở những vườn rộng nhất là những cây cổ thụ.

Nhiều gia đình, sau khi tậu được một dinh cơ lớn có vườn rộng, và trong vườn lại có vài cây thuộc loại cổ thụ, dọn đến ở gặp phải một vài việc không tốt đẹp, như trong nhà có người đau ốm, của cải mất mát, cho là tại nhộng cây cổ thụ có thần, và vì chủ nhân chưa biết tới mình nên họ đã ra uy để chứng tỏ sự hiện diện của mình. Gia chủ phải lập miếu thờ ở gốc cây. Tục còn tin rằng, những cây to xanh tốt thường có hồn ma trú ngụ, muốn được yên cần phải có cúng lễ.

Miếu thờ trong lòng cây si
Miếu thờ trong lòng cây si

Việc này kể ra thật huyễn hoặc nhưng vẫn được nhiều người tin, việc tin này không có hại gì tới cuộc sống hàng ngày của mọi người, và có nhiểu người tuy biết đây chỉ là sự mê tín, nhưng cũng không ngăn cản người trong nhà, cho rằng việc quỷ thần là việc thiêng liêng và không muốn vì sự ngăn cản của mình mà phải nhận lấy trách nhiệm siêu hình đối với gia đình.

Thờ đức thánh Trần

tham khảo thêm: khuôn mộ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822043131j:plain

Đền Kiếp Bạc ở làng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là nơi thờ Trần Hưng Đạo, còn gọi là đức thánh Trần.

 


Năm 1257, khi quân Nguyên Mông sang đánh nước ta, Trần Hưng Đạo được vua cử làm Tiết chế, chỉ đạo cuộc kháng chiến, lập công lớn. Năm 1283, vua lại cử ông làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân và dưới sự chỉ huy mưu lược và tài giỏi của ông, quân giặc liên tục bại trận ở khắp nơi. Năm 1288 chúng buộc phải rút khỏi nước ta.
Trần Hưng Đạo là danh tướng xuất sắc của nước ta suốt hai ngàn năm nay, để lại nhiều chiến tích hiển hách. Ông được phong tước vương nên gọi là Hưng Đạo Vương.

Trong tâm thức dân gian, Trần Hưng Đạo trở thành một vị thánh. Đức Thánh Trần được thờ ở nhiều nơi. Vùng Vạn Kiếp, một địa điểm chiến thắng của ông, trở thành chốn thờ tự uy nghiêm, hàng năm mở Hội đền Kiếp Bạc vào ngày 20 tháng 8. Khách từ khắp nơi đến rất đông. Người đi trẩy hội lấy việc lễ bái hàng đầu, bởi vậy hội ở đây chỉ có lễ bái, không có các trò bách hý như ở các hội khác.

Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa tâm linh người Việt

tham khảo thêm: dịch vụ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822042843j:plain

Tín ngưỡng thờ Mẫu được hiểu theo một nghĩa hẹp hơn đó chỉ là dạng hình thức tín ngưỡng với tên gọi là Mẫu Tam phủ – Tứ phủ, hình thức thờ cúng những vị Mẫu cai quản trong vũ trụ.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu, tuy nhiên phần lớn người Việt Nam cho rằng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian với những lý do:

1. Thờ Mẫu được hình thành trong chế độ Mẫu hệ, nó bắt nguồn từ thờ nữ thần.

2. thờ Mẫu thiếu những tiêu chí cơ bản để cấu thành một tôn giáo như sáng thế luận, giáo luật, giáo lý, giáo hội, hệ thống tổ chức…

3. Trong thờ Mẫu yếu tố niềm tin còn dựa vào sự cảm nhận của chủ thể (mỗi người tin theo cách khác nhau), chưa mang tính hệ thống.

 

4. Trong các văn bản pháp luật của Nhà Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ thừa nhận có 6 tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, đạo Tin Lành, đạo Hòa Hảo, đạo Cao đài.

“Mẫu” là xuất phát từ Hán-Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ. Nghĩa ban đầu Mẫu (mẹ) đều chỉ người phụ nữ sinh ra con. Mẫu (mẹ) còn có ý nghĩa tôn vinh, tôn xưng như Mẫu nghi thiên hạ, Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn.

Mẹ Âu Cơ và truyền thuyết đẻ bọc trăm trứng
Mẹ Âu Cơ và truyền thuyết đẻ bọc trăm trứng

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên như: trời, đất, sông nước, rừng núi….Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh các vị thần được cho là có khả năng siêu phàm, có thể điều khiển được thiên nhiên vốn mang tính quy luật. Trong quá trình mưu sinh tìm nguồn sống, con người luôn vẫn phải dựa vào thiên nhiên vì thế họ đã tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, mong muốn Mẫu sẽ là người bảo trợ và che trở cho đời sống con người, là cứu cánh của mọi khổ đau bất hạnh.

Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu

Cho tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta chưa biết chính xác có từ khi nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trước công nguyên. Và thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc.

Các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt là có Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ. Vào đến miền Nam, “Ðạo” này đã hoà nhập “Mẫu” với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh).

Theo GS. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu bắt nguồn từ thờ nữ thần (thần Lúa) và thờ mẫu thần (bà Ỷ Lan), nó mang tính bản địa, cái đó có từ thời nguyên thủy. Phát hiện khảo cổ học hiện nay người ta đã đào được tượng của nữ thần, tượng của phụ nữ với những đặc tính nữ tính rất rõ rệt. Những yếu tố bản địa phải đến thế kỷ thứ XV-XVI khi đạo thờ nữ thần, mẫu thần bản địa Việt Nam tiếp xúc với đạo giáo Trung Hoa, chúng ta đã tiếp nhận một số đặc điểm nào đó và từ đó mới hình thành nên đạo mẫu tam phủ, tứ phủ. Do vậy mà Đạo Mẫu có 3 lớp: Thờ Nữ thần; Thờ Mẫu thần; Thờ Mẫu tam phủ – tứ phủ và Mẫu tam phủ – tứ phủ là đỉnh cao của thờ Mẫu, chính là sự hòa trộn giữa cái tín ngưỡng thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa với ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa.

Trên một đất nước đa dân tộc và tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, khi muốn nhận diện, phân biệt nhất là đối với những hình thức tín ngưỡng bản địa còn mang nhiều dấu vết nguyên thuỷ của cư dân nông nghiệp, ta không thể tránh khỏi những khó khăn.

Với đạo Mẫu cũng vậy, sự nhận diện dễ dàng cũng không thể có được, bởi những nơi thờ riêng, vì bề ngoài nó cũng giống như một ngôi chùa, một ngôi đình, hay một ngôi đền bất kỳ nào khác. Điện thờ Mẫu có ở khắp mọi nơi trên đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, và cả ở trong khu cư trú của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Có nơi nó tồn tại là một đền phủ nguy nga, có nơi nó chỉ là một ban thờ khiêm tốn đặt tại một góc trong một ngôi chùa, một điện thờ nhỏ trong từng gia đình. Cho nên người ta chỉ nhận diện được nơi thờ Mẫu khi quan sát từng nét riêng trong từng chi tiết của kiến trúc tổng thể của điện thần, và nhất là ở sự bày bố điện thờ, và những nghi thức cầu cúng. Chính những nét riêng ấy đã làm nên những đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (xuất phát từ quan niệm nguyên thủy: mọi vật đều sinh ra từ Mẹ) khiến cho tín ngưỡng này là một hình thức tín ngưỡng thuần phác, đặc biệt của dân tộc Việt.

Cấu trúc nơi thờ Mẫu

tham khảo thêm: nghĩa trang lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822042630j:plain

Trong tâm thức dân gian của cư dân nông nghiệp, dòng sông, con suối, hồ nước… tức là những nơi có nước mang tính nữ (Âm). Vì vậy hầu hết các điện Mẫu thường được xây dựng cạnh sông, cạnh suối, cạnh hồ, cạnh cửa biển… và các cửa điện Mẫu bao giờ cũng được đặt quay về phía nguồn nước, những nơi tụ thủy tụ phúc, những mong làm ăn phát đạt.

Cho nên, nếu như không chọn được cái thế đất lành tự nhiên có sông hồ ôm bọc… thì trong khuôn viên dựng điện Mẫu, người ta sẽ phải làm hồ, ao, giếng để dựng lại một không gian cần phải có, ứng với thuật phong thủy của người xưa.

Cũng để tạo tính âm, nhiều điện Mẫu ở vùng cao thường được dựng trong các hang động, hoặc xây dựng thêm nhiều các hòn non bộ, với những ngọn đá lô xô mọc lên từ đất hoặc dầm chân trong nước.

Cấu trúc không gian trong các điện thờ Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bài trí sắp xếp theo ba tầng: tầng trên không, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng trệt. Đây là một điều rất riêng vì không có tôn giáo tín ngưỡng nào bài trí như vậy.

Ở tầng không là sự hiện diện của đôi mãng xà (còn gọi là Ông Lốt) tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên xà ngang phía trái, bên trên ban thờ.

 

Ở tầng ngang trên ban, bệ thờ, có khi chỉ có một bàn, có khi là một dãy bàn từ ngoài vào cao dần (tùy từng nơi), là nơi ngự của các thánh Mẫu (cũng có khi chỉ một tượng Mẫu) và các chư vị thánh.

Ở hạ ban (tầng trệt) bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ hổ tướng quân, với biểu trưng là tượng, hoặc bức tranh hổ; phía trước có đặt một bát hương.

Cấu trúc ở tầng ngang của nơi thờ Mẫu đơn giản nhất cũng bao gồm các ban thờ sau:

1. Hậu cung (nơi đặt ban thờ Tam tòa thánh Mẫu) chính giữa, ở vị trí cao nhất là tượng bà chúa Liễu Hạnh mặc sắc phục đỏ (có nơi màu vàng) đó là Mẫu Thượng thiên.

Thấp hơn về bên hữu là Mẫu đệ nhị, sắc phục trắng – Mẫu Thoải
Tương ứng về phía tả là Mẫu đệ tam, sắc phục xanh – Mẫu Thượng ngàn.

2. Phía trước hậu cung Tam tòa thánh Mẫu là một ban thờ lớn, ban thờ này gồm ba lớp thừa tự, tính từ hậu cung trở ra.

– Lớp một: Giữa là vua cha Ngọc Hoàng, bên tả là vị Nam tào, bên hữu là vị Bắc đẩu.

– Lớp hai: gồm năm vị quan lớn (gọi là Ngũ vị thái tử).

Đệ nhất: áo đỏ, quan Thượng thiên
Đệ nhị: áo xanh, quan Giám sát
Đệ tam: áo trắng, quan Thủy phủ
Đệ tứ: áo vàng, quan Khâm sai
Đệ ngũ: áo đen (tím, lam), quan Tuần Tranh.

Năm màu áo này tượng trưng cho màu của ngũ hành: Kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng).

– Lớp hạ: gồm hai ông hoàng Bảy và ông hoàng Bơ, với sắc phục thường là màu tím và màu trắng.

3. Hai bên tả hữu của ban thờ nói trên là ban thờ đức thánh Trần Quốc Tuấn (bên tả) ban thờ Chúa Sơn trang (bên hữu)

4. Ngoài cùng là những ban thờ thần hoàng thổ địa, thủ đền tại vị, ban thờ Cô, Cậu…

Nghi thức thờ Mẫu của người Việt

tham khảo thêm: khuông viên mộ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822041506j:plain

Tại điện Mẫu, người ta tiến hành những nghi thức thờ cúng thánh Mẫu, cùng các chư vị thần thánh để cầu mong lấy phúc, lộc, sức khỏe, tiền tài. Ở mặt sinh hoạt này đạo Mẫu đã khẳng định tính đặc thù của mình.

Lên đồng – nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Lên đồng – nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Ở bất cứ nơi thờ Mẫu nào, trước ban thờ Mẫu bao giờ cũng treo tầng tầng lớp lớp những đồ vàng mã, nhưng phổ biến và không thể thiếu là nón (tu lờ, quai thao, nón chóp), hài, thuyền rồng, đèn lồng đủ loại đủ màu, với nhiều kích cỡ khác nhau. Sở dĩ có treo những đồ vật ấy vì trong đạo thờ Mẫu, từ thánh Mẫu tới hàng quạn, hàng chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu đều gồm các vị thần linh có gốc gác từ mọi miền đất nước, chốn núi rừng, nơi ven biển. Điều này cũng thể hiện ngay trong những bộ xiêm y rực rỡ mặc trong những điệu múa thiêng khi làm lễ trước điện.

Trước điện Mẫu, không biết từ bao giờ đã ra đời một lễ thức khá đặc biệt, độc đáo, mà ngày nay nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định nó là loại hình nghệ thuật diễn tuồng dân gian gồm âm nhạc, hát văn và múa thiêng, tập trung lại trong một hình thức sân khấu tâm linh đặc thù, đó là hầu bóng.

Các loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ

tham khảo thêm: dịch vụ lạc hồng viên

https://lachongvien.hatenablog.com/entry/nghia-trang-lac-hong-vien

f:id:lachongvien:20190822040641j:plain

Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng rất phong phú và đa dạng, không chỉ là thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà xét về mặt tổng thể, tín ngưỡng thờ Mẫu dựa vào các thần tích, sử liệu, nguồn gốc …để phân loại các Mẫu theo:

1. Mẫu huyền thoại và Mẫu lịch sử:

Mẫu huyền thoại: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương tước hiệu là Đổng Xung Thiên Thần Vương Mẫu (đền thờ chính ở Thị Cầu – Bắc Ninh); bà chúa Liễu Hạnh tước hiệu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở rất nhiều nơi;…

Mẫu Lịch sử: Những Mẫu là nhân vật lịch sử có thực sau khi chết vì nhiều lý do được suy tôn là thánh thần như: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu – nguyên phi của vua Lý Thánh Tông(đền thờ chính ở Gia Lâm – Hà Nội và đền Yên Thái -Hà Nội); bà Phạm Thị Ngọc Trần -Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông.

2. Mẫu trong nước và Mẫu nước ngoài:

Mẫu trong nước như: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Man Nương.

Điện thờ Liễu Hạnh công chúa ở Phủ Tây Hồ
Điện thờ Liễu Hạnh công chúa ở Phủ Tây Hồ

Mẫu Nước ngoài như: Thái Hậu họ Dương và ba công chúa của vua Tống Bình (Trung Quốc), được tôn phong là Quốc Mẫu Vương bà Tứ vị thánh nương, được thờ ở đền Cờn (Quỳnh Lưu – Nghệ An); Thiên Hậu Thánh Mẫu người Phúc Kiến Trung Quốc thờ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và đền thờ Thiên Hậu cũng có ở: “Tại Hưng Yên nơi phố Hiến có ba nơi là phố Bắc Hà, Hiến Hạ và Đông Đô quảng hội”.

 

3. Mẫu nhiên thần và Mẫu nhân thần:

Mẫu nhiên thần có: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Thần núi Tam Đảo được phong là Tam Đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân chi thần (Thờ ở đền Tây Thiên trên núi Tam Đảo), …

Mẫu nhân thần có: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc Trần – Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông.

4. Mẫu có nguồn gốc quyền quý và bình dân

Mẫu có nguồn gốc quyền quý như: Các Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công chúa. những người này có tài năng, đức độ và có công với nước nhà sau khi mất được tôn xưng là Mẫu như: Mẹ của Vua lê Thánh Tông, Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ của Lý Thần Tông, con gái của Vua Hùng Nghị Vương (đền thờ ở Vĩnh Phú).

Mẫu có nguồn gốc bình dân như: Nàng Vũ Thị Khiết người con gái nghèo ở bến Vũ Điện, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, là vợ chàng lính thú Trương Sinh, “Nhưng rồi phải lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng cao cả ấy của mình. Đời sau thương nàng, lập đền thờ, tôn là Thánh Mẫu”. Bà mẹ của ba người con đều có công giúp Vua Hùng chống giặc được phong là Soa Nương Thánh Mẫu (thờ ở miếu Mạnh Lương- Đông Anh- Hà Nội).

5. Mẫu được thờ theo tước hiệu:

Loại 1: Tước hiệu Vương Mẫu có: Mẹ của Phù Đông Thiên Vương mang tước hiệu là Đông Xung Thiên Thần Vương Mẫu.

Loại 2: Tước hiệu Quốc Mẫu có: Bà Âu Cơ, là mẹ của tất cả con dân đất Việt, là Mẫu của cả nước. Bà Mang tước hiệu Quốc Mẫu Âu Cơ và được thờ ở đền Quốc Mẫu trong khu vực di tích đền Hùng – Lâm Thao – Phú Thọ.

Bà Phạm Thị Ngọc Trần, Hoàng hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông, bà được phong là Cung Từ Quốc Thái Mẫu, sau đó năm 1437 lại truy tôn là Cung Từ Quang Mục Quốc Thái Mẫu và được thờ ở huyện Lôi Dương- Thanh Hóa.

Hoàng Hậu vua Tống độ Tông (Trung Quốc) được triều đình Phong kiến Việt Nam tôn phong là Quốc Mẫu cũng nằm trong trường hợp này. Bà được sắc phong là Thượng đẳng Quốc Mẫu Vương bà Tứ Vị Thánh Nương.

Quốc Mẫu là vị Thần núi Tam đảo được phong là Tam đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân Chi Thần, thờ ở đền Tây Thiên trên Núi Tam Đảo…

Loại 3: Tước hiệu Thánh Mẫu có: Thánh Mẫu Man Nương (thờ ở chùa Dâu-Bắc Ninh); Thánh Mẫu ỷ Lan; Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Tứ vị Thánh Nương (Đại Càn tứ vị thánh Mẫu – Ninh Bình; Đại Càn quốc gia Nam Hải tam tòa Tứ vị hồng thánh nương đại nương – Nam định; Đại Càn quốc gia Nam hải Tam tòa tứ vị thánh nương – Hà Nội; Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ – Hà Nam; Tứ thánh miếu sự tích – Bắc Ninh).

Tượng thờ Thánh Mẫu
Tượng thờ thánh Mẫu

6. Mẫu địa phương và Mẫu cả nước:

Mẫu địa phương: Một số địa phương ở đồng bằng Bắc bộ người ta còn tôn vinh một số nữ thần địa phương thành những Thánh Mẫu và các Bà cũng được thờ cúng bên cạnh các vị Thánh Mẫu được thờ trên cả nước. Việc thờ các bà chúa, vua bà, thánh mẫu là hiện tượng khá phổ biến mà tỉnh Bắc Ninh là một địa phương điển hình: Tại huyện Yên Phong có bà Chúa Chóa và đền Chóa (xã Dũng Liệt) là vị thần Mẫu của 11 làng Chóa ven bờ sông Cầu; ở thị xã Bắc Ninh có đền thờ mẹ của Phù Đổng Thiên Vương; ở Từ Sơn (Bắc Ninh) có thờ Thánh Mẫu Phạm Thị là mẹ của vua Lý Công Uẩn.

Mẫu được thờ ở cả nước có: Quốc Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh.